Hợp đồng điện tử là một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Tuy nhiên, vì đây là một hình thức mới nên còn nhiều vấn đề khiến người dùng băn khoăn. Trong đó, quy định về chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử cũng cần được làm rõ. Trong bài viết dưới đây, Thủ thuật PC sẽ thông tin đến các bạn điều này.
Quy định về chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử
1. Những loại chữ ký điện tử được sử dụng để ký hợp đồng điện tử
Các bên có thể ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký trực tuyến theo các cách phổ biến sau:
Chữ ký số: Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử đã mã hóa tất cả dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp. Chữ ký này được tạo ra để mã hóa dữ liệu bằng một thông điệp và dùng mật mã không đối xứng, lúc này người có thông điệp theo dữ liệu sẽ khóa công khai chữ ký của người ký được xác định chính xác.
Hiện nay chữ ký số phổ biến 3 loại:
- Chữ ký số USB Token
- Chữ ký số HSM
- Chữ ký số từ xa
Chữ ký scan: Hợp đồng được in từ tệp dữ liệu bởi người ký;, người ký mỗi bên phải ký vào bản cứng hợp đồng đó bằng mực ướt. Sau đó, hợp đồng cùng chữ ký sẽ được chuyển thành dạng điện tử bằng cách quét (scan) và bản sao quét của hợp đồng đã ký sẽ được gửi đến bên đối tác/ khách hàng thông qua email. Chữ ký quét được sử dụng nhiều trong trường hợp các hợp đồng có nhiều bên nhưng không có mặt cùng nơi. Với các hợp đồng liên quan đến giao dịch xuyên biên giới và có một hoặc nhiều bên ký kết là người nước ngoài, chữ ký quét cũng được sử dụng rất phổ biến.
Chữ ký ảnh: Chữ ký ảnh thường được sử dụng trong các hợp đồng không có giá trị lớn nhưng được ký kết thường xuyên hoặc các hợp đồng, văn bản điện tử nội bộ trong trường hợp người ký không có mặt tại địa điểm có thể in và ký hợp đồng bằng chữ ký mực ướt.
Chữ ký ảnh được ký trên hợp đồng bằng cách chèn chữ ký của người ký vào mục tương ứng trên tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng. Tệp dữ liệu sau đó, cùng với chữ ký ảnh sẽ được gửi đến đối tác qua email.
Ngoài ra còn một số loại chữ ký điện tử khác: hình ảnh scan chữ ký ướt của chủ thể; chữ ký tay được viết trên máy tính bảng bằng ngón tay, bút stylus; Chữ ký tay sinh trắc học được đăng ký trên thiết bị phần cứng chuyên dụng; mã OTP được gửi qua email, số điện thoại; Hộp kiểm “Tôi chấp nhận”, Chữ ký video giọng nói; Chữ ký ở cuối email…
Quan tâm: Hợp Đồng Điện Tử Là Gì? Cách Ký Hợp Đồng Điện Tử Hợp Pháp
2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử
Để xác định tính pháp lý của 3 loại chữ ký điện tử gồm: Chữ ký số, chữ ký scan và chữ ký hình ảnh, doanh nghiệp có thể căn cứ vào các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử.
- BLDS 2015 điều chỉnh tất cả các loại giao dịch và hợp đồng, bao gồm cả các giao dịch và hợp đồng được ký kết bằng chữ ký sống và các giao dịch và hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện điện tử.
Theo Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý nếu phương pháp tạo chữ ký điện tử:
- Cho phép xác minh người ký và chứng tỏ sự chấp thuận của người ký đối với nội dung hợp đồng.
- Đủ tin cậy, phù hợp với mục đích mà hợp đồng được khởi tạo và gửi đi.
Như vậy, theo các quy định hiện khung pháp lý cho chữ ký điện tử sử dụng trên hợp đồng điện tử sẽ căn cứ vào các văn bản pháp luật quy định về chữ ký số để áp dụng.
Tham khảo: [TÌM HIỂU] – Hợp Đồng Điện Tử Theo Pháp Luật Việt Nam
3. Có bắt buộc sử dụng chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử? Không có chữ ký điện tử hợp đồng điên tử có hiệu lực không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 23 Luật giao dịch điện tử 2005:
“1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:
a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch.”
Như vậy, 2 bên tham gia giao kết trong hợp đồng điện tử được tự do thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử hoặc không trong quá trình giao kết. Trong trường hợp khách hàng không sử dụng chữ ký điện tử mà vẫn muốn giao kết hợp đồng điện tử thì vẫn hợp pháp
=> Không bắt buộc sử dụng chữ ký điện tử của người mua trên hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, để hợp đồng điện tử có giá trị cao nhất thì vẫn ưu tiên hợp đồng cần có chữ ký điện tử để thuận tiện trong tường hợp giải quyết tranh chấp khi một trong 2 bên không thực hiện các nội dung trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 36 có nêu rõ: “Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.”
=> Khách hàng có thể điền/ nhấp chọn vào mục chấp nhận/ đồng ý trên điều khoản mà bên bán đề cập chính là thông qua thông điệp dữ liệu thay vì sử dụng chữ ký điện tử thì hợp đồng vẫn có hiệu lực dù không có chữ ký điện tử.
Trên đây là chia sẻ chi tiết về Quy định về chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người.
Xem thêm: Có những loại hợp đồng điện tử nào? Các loại hợp đồng điện tử thông dụng
Các tìm kiếm liên quan đến quy định về chữ ký điện tử trên hợp đồng
- Quy định về chữ ký tươi trên hợp đồng
- Chữ ký điện tử có phải đăng ký không
- Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
- Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
- Quy định về chữ ký cá nhân
- Ví dụ về chữ ký điện tử