[Toán Học] Công Thức, Bài Tập Tính Chu Vi, Diện Tích Của Hình Bình Hành

diện tích của hình bình hành
5/5 - (6 bình chọn)

Công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành là một trong những kiến thức cơ bản của học sinh. Dưới đây, thuthuatpc.vn sẽ thống kê lại kiến thức về chu vi, diện tích của hình bình hành, đồng thời, giải một số dạng bài tập giúp các bạn rõ hơn.

Xem thêm >> Công Thức Tính Chu Vi Hình Vuông. Giải BT SGK – SBT

Hình bình hành

Hình bình hành là một tứ giác được tạo thành bởi hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

Nhìn vào hình bình hành ABCD, ta có:

  • Hai cặp cạnh đối diện: AB và CD, AD và BC.
  • Cạnh AB song song với cạnh CD và bằng nhau.
  • Cạnh AD song song với cạnh BC và bằng nhau.
diện tích của hình bình hành
Hình bình hành ABCD

Chu vi hình bình hành

Chi vi của hình bình hành là tổng độ dài 4 cạnh của hình bình hành. Hoặc, có thể nói, chu vi hình bình hành bằng hai lần tổng của cặp cạnh kề nhau bất kỳ.

Công thức tính chu vi hình bình hành:

C = (a + b) x 2

Trong đó:

  • C: chu vi hình hình hành.
  • a,b: độ dài hai cạnh của hình bình hành.
diện tích của hình bình hành
Chu vi hình bình hành

Diện tích hình hình hành

Diện tích của hình hình hành được đo bằng độ lớn của bề mặt hình, là phần mặt phẳng ta có thể nhìn thấy của hình bình hành.

Muốn tính diện tích hình hình hành ta lấy cạnh đáy nhân với chiều cao.

S = a x h

Trong đó:

  • S: diện tích hình bình hành
  • a: độ dài cạnh đáy hình bình hành.
  • H: đường cao hình bình hành.
diện tích của hình bình hành
Diện tích hình hình hành

Bài tập tính chu vi hình bình hành lớp 4

Bài 3 , SGK Toán 4, trang 105 – Luyện tập

diện tích của hình bình hành
Bài 3 , SGK Toán 4, trang 105 – Luyện tập

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là: P = (a+ b) × 2 (a và b cùng một đơn vị đo). Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:

a) a = 8cm; b = 3cm

b) a = 10dm; b = 5dm

Phương pháp giải:

  • Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành: P = (a+ b) × 2

Giải:

a)

Chu vi hình bình hành ABCD là:

(8 + 3) × 2 = 22 (cm)

b)

Chu vi hình bình hành ABCD là:

(10 + 5) × 2 = 30 (dm)

 

Bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4

Bài 1, SGK Toán 4, trang 104

Tính diện tích của mỗi hình bình hành sau:

diện tích của hình bình hành
Bài 1, SGK Toán 4, trang 104

Xem ngay>>

Phương pháp giải:

  • Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h

Giải:

  • Diện tích hình bình hành có đáy bằng 9cm, chiều cao 5cm là:

9 × 5 = 45 (cm2)

  • Diện tích hình bình hành có đáy bằng 14cm, chiều cao 4cm là:

13 × 4 = 52 (cm2)

  • Diện tích hình bình hành có đáy bằng 7cm, chiều cao 9cm là:

7 × 9 = 63 (cm2)

Đáp số: 45 cm2; 52 cm2; 63 cm2

 

Bài 2, SGK Toán 4, trang 104

Tính diện tích của:

diện tích của hình bình hành
Bài 2, SGK Toán 4, trang 104

Phương pháp giải:

  • Tính diện tích hình chữ nhật bằng cách áp dụng công thức: S = chiều dài x chiều rộng.
  • Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h

Giải:

a)

Diện tích hình chữ nhật là:

10 × 5 = 50 (cm2)

b)

Diện tích hình bình hành là:

10 × 5 = 50 (cm2)

Nhận xét: Hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau.

Bài 3, SGK Toán 4, trang 104

Tính diện tích của hình bình hành biết:

a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34 cm.

b) Độ dài đáy là 4m; chiều cao là 13 dm.

Phương pháp giải:

  • Đổi độ dài cùng một đơn vị đo.
  • Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h.

Giải:

a)

Đổi 4dm = 40cm

Diện tích của hình bình hành là: 40 × 34 = 1360 (cm2)

b)

Đổi 4m = 40dm

Diện tích hình bình hành là: 40 × 13 = 520 (dm2)

Đáp số: 1360cm2,  520dm2

 

Bài 2 , SGK Toán 4, trang 104 – Luyện tập

Viết vào ô trống theo mẫu:

Độ dài đáy 7cm 14cm 23cm
Chiều cao 16cm 13cm 16cm
Diện tích hình bình hành 7 × 16 = 112 (cm2)

 

Phương pháp giải:

  • Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h.

Giải:

Độ dài đáy 7cm 14cm 23cm
Chiều cao 13cm 13cm 16cm
Diện tích hình bình hành 7 × 16 = 112 (cm2) 14 × 13 = 182 (cm2) 23 × 16 = 368 (cm2)

 

Bài 4 , SGK Toán 4, trang 105 – Luyện tập

Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?

Phương pháp giải:

  • Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h.

Giải:

Diện tích của mảnh đất là:

40 × 25 = 1000 (dm2)

Đáp số: 1000(dm2)

Xem thêm >> [Toán Học] Hình Nón. Diện Tích Xung Quanh Hình Nón

Tạm kết

Với công thức và hướng dẫn giải bài tập một cách chi tiết về tính chu vi và diện tích của hình bình hành mà thuthuatpc.vn đã đề cập đến, chắc các bạn đã hiểu bài rồi đúng không? Bên cạnh những bài tập trong sách giáo khoa, thì các bạn nên tìm kiếm và sưu tầm thêm nhiều kiểu bài, dạng bài khác để có thể thành thao hơn nhé!

Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!

Các từ khoá tìm kiếm liên quan

  • nêu cách tính diện tích của hình bình hành
  • chu vi diện tích của hình bình hành hình thoi
  • diện tích của hình bình hành có độ dài cạnh
  • Chu vi hình bình hành
  • Công thức hình bình hành
  • Tính diện tích hình bình hành lớp 4

Giới thiệu Đức Minh 431 bài viết
Mình là Đức Minh, admin của thuthuatpc.vn. Là một người yêu công nghệ, yêu viết lách. Mong rằng đến với thuthuatpc bạn có thể có cho mình những thông tin hữu ích, những kiến thức về Công nghệ, thủ thuật, máy tính, word, excel...