Sau khi update máy tính, chúng ta thường gặp lỗi mạng, không thể kết nối wifi gây ảnh hưởng đến công việc và học tập của các bạn. Sau khi nghiên cứu và mày mò, thuthuatpc.vn đã tìm ra được một số cách cài driver khi không có mạng, hỗ trợ các bạn cài lại driver wifi khắc phục lỗi không thể kết nối mạng một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
XEM THÊM >> l Làm Sao Để Tắt Update Windows 10? Những Cách Tắt Update Windows 10
1. Cài lại driver tự động với msconfig
Msconfig là một tiện ích khắc phục những sự cố khi khởi động sử dụng Microsoft Windows. Nó có thể tắt hoặc bật lại phần mềm, tải lại các trình driver và các dịch vụ Windows khi khởi động hoặc hệ thống có những thay đổi các thông số.
Với cách dùng msconfig, các bạn có thể để máy tính tự động cài lại hoặc chèn các driver khi chúng xảy ra lỗi mà không cần quá am hiểu về máy tính. Cài lại driver tự động với msconfig, có thể hỗ trợ các bạn cài lại và cập nhật tất cả driver và service xảy ra lỗi, không riêng mình Driver Wifi.
Với các bạn “gà mờ” đây là một cách an toàn và hiệu quả.
Để cài driver tự động bằng msconfig, chúng ta thực hiện các bước sau:
- Hướng dẫn nhanh:
Nhấn tổ hợp phím Windows + R > chạy lệnh msconfig > chọn Normal starup tại thẻ General > Apply > OK > khởi động lại máy tính.
- Hướng dẫn nhanh:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R > nhập lệnh msconfig > OK.
Xuất hiện hộp thoại System Configuration.
Bước 2: Tại hộp thoại System Configuration.
Trong thẻ General:
- Normal startup: Load all device drivers and services
( Khởi động bình thường: Tải tất cả driver và dịch vụ của thiết bị )
Với chế độ này, máy tính sẽ tự động cài lại và khởi động lại các driver và dịch vụ đã bị mất hay bị ghi đè lên.
- Diagnostic startup: Load basic device drivers and services only
( Khởi động chẩn đoán: Chỉ tải các trình điều khiển và dịch vụ cơ bản của thiết bị )
Với chế độ này, máy tính sẽ cài thêm driver và dịch vụ mà không xoá các bản driver và dịch vụ cũ. Có thể hiểu là mình sẽ đè một driver và dịch vụ mới lên driver và dịch vụ cũ.
- Selective startup: Khởi động có chọn lọc
Load system services: Tải các dịch vụ hệ thống
Load startup items: Tải các items
Use original boot configuration: Sử dụng cấu hình khởi động ban đầu
Với chế độ này, các bạn có thể tự cài đặt theo ý của mình.
Để cài lại driver và service một cách tự động, các bạn lựa chọn Normal startup > Apply > OK.
Sau đó, sẽ có một thông báo yêu cầu khởi động lại máy tính, các bạn đồng ý để máy tính cập nhật lại các driver và service nhé!
2. Cài Driver Wifi cho Win 10 – Cách Cài Driver Khi Không Có Mạng
2.1. Khắc phục bằng cách Update Driver Wifi
Trước khi thực hiện cài lại Driver Wifi cho máy tính, các bạn hãy thử Update Driver trước. Nếu sau khi update vẫn không thể khắc phục được lỗi mất mạng, các bạn có thể thực hiện cách sau: cách tải lại Driver Wifi.
Để Update Driver, các bạn có thể thực hiện nhanh như sau:
Nhấn tổ hợp phím Windows + R > chạy lệnh devmgmt.msc > tại Network adapters > chuột phải vào driver wifi bị lỗi > Update driver > Browse my computer for drivers > Let me pick from a list available drivers on my computer > tại Model tìm tên Driver wifi của bạn > Next.
Sau khi update thành công, nhấn Close để đóng thông báo. Các bạn có thể khởi động lại máy tính để máy tính reset lại driver.
2.2. Khắc phục bằng cách cài lại Driver Wifi
Nếu như sau khi Update, mạng của bạn vẫn bị lỗi, nút than vẫn hiện lên bên cạnh driver wifi trong Device Manager…. Các bạn tiến hành cài lại Driver Wifi.
Khi máy tính bị lỗi Driver Wifi thì sẽ không kết nối được mạng, sẽ không thể truy cập website tải driver. Vậy nên, để thực hiện được cách này, các bạn nên sử dụng USB lấy thông tin từ máy tính khác có kết nối mạng, sau đó cắm USB truyền file về máy tính đang bị lỗi.
Trước khi cài lại, các bạn gỡ Driver cũ.
2.2.1. Gỡ Driver Wifi
Để gỡ Driver Wifi bị lỗi, các bạn thực hiện các bước nhanh sau:
Nhấn tổ hợp phím Windows + R > chạy lệnh devmgmt.msc > tại Network adapters > chuột phải vào driver wifi muốn gỡ > Uninstall device > Uninstall.
Các bạn khởi động lại máy.
2.2.2. Cài lại Driver Wifi
Sau khi xoá driver, các bạn când tải driver mới về. Để tải driver chính hãng cho máy, các bạn truy cập website dòng máy tính cần tải driver, nhập các thông tin của máy tính để hệ thống tìm các driver thích hợp cho máy.
Ví dụ với dòng máy Dell, các bạn truy cập Drivers & Downloads
Để tìm thông tin máy tính để tìm kiếm, các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R > chạy lệnh Msinfo32 > thông tin máy tính tại System Model.
Sau khi tìm được thông tin máy tính, tại Download Type chọn Driver, Category chọn Network, Ethernet & Wireless.
Hệ thống sẽ đề cử một số Driver Wifi phù hợp với máy tính, các bạn lựa chọn rồi tải về Driver phù hợp.
Sau khi tải về, các bạn tiến hành mở file đã tải xuống để tiến hành cài đặt như thường. Sau khi cài thành công, các bạn tiến hành khởi động lại máy tính.
XEM THÊM >>[Hướng dẫn] Cách Ghost Win 10 Bằng USB, Tạo Bản Ghost Win 10
Tạm kết
Trên đây, thuthuatpc.vn đã hướng dẫn các bạn cách cài driver khi không có mạng và các cách sửa lỗi driver wifi khi bị lỗi sau khi update. Bên cạnh những thủ thuật về máy tính, thuthuatpc.vn còn chia sẻ những kiến thức về tin học văn phòng và mẹo hay về mạng xã hội. Các bạn theo dõi website để biết thêm nhiều kiến thức hay nhé!
Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!
Các từ khoá tìm kiếm liên quan
- Cách cài driver wifi khi không có mạng
- Cài driver không cần mạng win 10
- Cách cài driver wifi Win 10
- Cài driver wifi