Chúng ta thường bắt gặp cụm từ “hải lý” trong những ấn phẩm liên quan đến ngành hàng hải và hàng không, trong những văn bản luật pháp quốc tế và điều ước, bản tin dự báo thời tiết … Nhưng chắc hẳn vẫn có nhiều người không biết hải lý là gì, liên quan đến vấn đề gì. Để hiểu rõ hơn về hải lý và trả lời cho câu hỏi thường gặp một hải lý bằng bao nhiêu km? thì hãy cùng thuthuatpc.vn làm rõ vấn đề này nhé!
Xem thêm >> [Bạn đã biết] Drama Là Gì? Hít Drama Là Gì Trên Facebook Như Thế Nào?
Hải lý là gì?
Hải lý có tên quốc tế là Nautical Mile, còn được gọi là dặm biển. Là một đơn vị chiều dài hàng hải dùng để đo khoảng cách hàng hải trên biển. Hải lý được hiểu cụ thể là khoảng một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến bất kỳ, nhưng khoảng một phút của vòng cung kinh độ tại đường xích đạo.
Hải lý có hai ký hiệu hay được sử dụng nhiều nhất là NM hoặc nmi. Bên cạnh đó, Tổ chức Thủy văn quốc tế, Văn phòng Quốc tế về cân nặng và đo lượng lại quy định M là ký hiệu của hải lý.
Xem thêm >> [TÌM HIỂU] – Hợp Đồng Điện Tử Theo Pháp Luật Việt Nam
Một hải lý bằng bao nhiêu km?
Quy ước quy đổi
Theo quy ước quốc tế, quy đổi được 1 hải lý bằng 1852m hay 1,852 km. Bên cạnh đó, 1 hải lý còn được quy đổi thành các đơn vị phải kể đến như:
- 1 hải lý bằng 6076.115 feet.
- 1 hải lý bằng 1.150779 dặm.
- 1 hải lý bằng 10 cáp quốc tế.
- 1 hải lý bằng 1012.6859 sải.
- 1 hải lý bằng 0.998383 phút cung xích đạo hay còn gọi là dặm địa lý truyền thống.
Dưới đây là bẳng quy đổi hải lý sang m, km và dặm Anh
Như vậy, các bạn đã đã có câu trả lời cho câu hỏi Một hải lý bằng bao nhiêu km? rồi đúng không?
Công cụ hỗ trợ
Ngoài cách đổi thủ công tính toán, thì chúng ta có thể sử dụng những trang web tiện ích trên trình duyệt để quy đổi đơn vị một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 2 địa chỉ website hỗ trợ chuyển đổi hải lý sang km. Không chỉ đơn giản là Một hải lý bằng bao nhiêu km, sử dụng những công cụ hỗ trợ này, chúng ta có thể dễ dàng quy đổi với cơ số lớn hơn.
Metric Conversions: https://www.metric-conversions.org/
Bên cạnh việc chuyển đổi đơn vị, Metric Conversions cũng hỗ trợ nhưng tiện ích xung quanh như Hiển thị công thức chuyển đổi… Ngoài ra, web còn có thể lựa chọn Ngôn ngữ cực kỳ thuận tiện cho người sử dụng.
ConvertWorld: https://www.convertworld.com/
Không thể hiện công thức như Metric Conversions và chỉ hỗ trợ một số ngôn ngữ nhưng ConvertWorld đa dạng hơn về các lĩnh vực chuyển đổi. ConvertWorld đem lại nhiều sự lựa chọn hơn, nhanh chóng và chính xác.
Vùng biển nước ta
Khi đã tìm hiểu về hải lý thì chúng ta không thể bỏ qua những thông tin về vùng biển của tổ quốc mình.
Vị trí, địa lý vùng biển Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa lý về chính trị và kinh tế vô cùng đặc biệt và quan trọng trong khu vực. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
Theo Công ước của Liên hợp về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2 .Gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo phân bố khá đều dọc theo chiều dài bờ biển, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tuyến để bảo vệ sườn phía Đông đất nước, một số đảo ven bờ có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam.
Từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Vùng biển nước ta
Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam – pu – chia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa – Vũng Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh; A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Trong vùng này, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Chúng ta có quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thềm lục địa: Thềm lục địa của nước ta bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Tại đây, chúng ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
Xem thêm >> Những Điều Cần Biết Về SMAS- Hệ Thống Quản Lý Nhà Trường
Tạm kết
Bắt đầu bằng câu hỏi một hải lý bằng bao nhiêu km và kết thúc với những thông tin về lãnh thổ vùng biển của đất nước, thuthuatpc.vn hi vọng không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản cho các bạn mà còn giúp các bạn thêm hiểu biết về lãnh thổ của đất nước. Từ đấy có ý thức hơn trong việc gìn giữ và bảo vệ vùng đất, vùng trời và vùng biển của tổ quốc.